Ngày cập nhật 03/08/2011
Không
biết do ngẫu nhiên hay không, nhưng thời điểm Tổng cục Quản lý đất đai
(Bộ TN&MT) đề xuất hai phương án thu hồi đất bằng biện pháp hành
chính lại trùng lúc Thủ tướng CP phê duyệt Trục Hồ Tây - Ba Vì nằm
trong Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030.
Theo quy hoạch, Hồ Tây - Ba Vì là trục kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội bộ. Cùng với đó, xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng: Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai, trục Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, Đỗ Xá - Quan Sơn, trục kinh tế Bắc - Nam, Miếu Môn - Hương Sơn, trục kinh tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài - Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm quan trọng.
Với khối lượng xây dựng hạ tầng khổng lồ như thế, số lượng nhà dân dọc theo các tuyến đường quy hoạch cần phải giải tỏa sẽ rất lớn, kéo theo sự ảnh hưởng không tránh khỏi đến môi trường an sinh của các hộ dân.
Việc có nên xây dựng Trục Hồ Tây - Ba Vì đã từng là một vấn đề gây tranh luận trái chiều giữa các nhà khoa học, chuyên gia với cơ quan quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh không khí tranh luận lên đến mức dỉnh điểm, đã xuất hiện dư luận cho rằng một số đại gia bất động sản (BĐS) đã "nhúng tay" vào bản vẽ đồ án quy hoạch Hà Nội, khiến đồ án này được "vẽ" theo hướng có lợi cho quyền lợi của họ, hợp thức hóa hàng loạt dự án đã "lỡ ăn theo" mà cơ quan quản lý không thể đình lại được. Sự việc này cho tới nay đúng sai thế nào thì chưa biết, chỉ có điều dư luận vẫn là dư luận, còn trong thực tế Trục Hồ Tây - Ba Vì đã được thông qua.
Sau khi bản quy hoạch Hà Nội được thông qua, lại xuất hiện một luồng dư luận khác: hơn 200 dự án nằm trong khu vực vành đai Hà Tây cũ sẽ được "tháo gỡ" và còn có thể giúp hâm nóng lại thị trường BĐS Hà Nội vốn đang bị "bức tử" do mặt bằng giá quá cao. Đáng chú ý, dư luận này lại xuất phát từ chính giới doanh nghiệp BĐS.
Cũng theo luồng dư luận này, đa phần trong số các dự án được "hợp thức hóa" là nhóm dự án nhỏ, quy mô nhỏ, nhưng có chủ đầu tư lại là gương mặt đã từng chi phối con sóng đầu cơ thị trường nhà đất Hà Nội từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011.
Xin hãy liên hệ hình ảnh "dự án nhỏ" trên với hai phương án hành chính hóa việc thu hồi đất do Tổng cục Quản lý đất đai nêu. Theo diễn giải của cơ quan này, có thể hiểu một trong những lý do cho đề xuất hai phương án trên là tạo ra sự bình đẳng giữa chủ đầu tư các dự án lớn (được nhà nước ra quyết định thu hồi) và dự án nhỏ (tự thỏa thuận).
Chính từ diễn giải của Tổng cục Quản lý đất đai, một thực tế và cũng là một sự thật đã tồn tại nhiều năm qua được mặc nhiên thừa nhận: dự án càng có được nhiều "hậu thuẫn" về thu hồi đất bằng biện pháp hành chính (hay còn gọi là "cưỡng chế di dời") của chính quyền địa phương thì càng "tiết kiệm" được chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kèm theo đó tiến độ triển khai dự án cũng nhanh hơn, quay vòng vốn tốt hơn; còn những dự án của chủ đầu tư nhỏ, do thiếu đẳng cấp về "quan hệ ngoại giao" nên thường không được ưu ái hỗ trợ bằng biện pháp hành chính thu hồi đất, do vậy chủ đầu tư thường phải tự thỏa thuận giá bồi thường với người sử dụng đất, mất nhiều thời gian lẫn tốn kém chi phí.
Theo quy hoạch, Hồ Tây - Ba Vì là trục kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội bộ. Cùng với đó, xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng: Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai, trục Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, Đỗ Xá - Quan Sơn, trục kinh tế Bắc - Nam, Miếu Môn - Hương Sơn, trục kinh tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài - Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm quan trọng.
Với khối lượng xây dựng hạ tầng khổng lồ như thế, số lượng nhà dân dọc theo các tuyến đường quy hoạch cần phải giải tỏa sẽ rất lớn, kéo theo sự ảnh hưởng không tránh khỏi đến môi trường an sinh của các hộ dân.
Việc có nên xây dựng Trục Hồ Tây - Ba Vì đã từng là một vấn đề gây tranh luận trái chiều giữa các nhà khoa học, chuyên gia với cơ quan quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh không khí tranh luận lên đến mức dỉnh điểm, đã xuất hiện dư luận cho rằng một số đại gia bất động sản (BĐS) đã "nhúng tay" vào bản vẽ đồ án quy hoạch Hà Nội, khiến đồ án này được "vẽ" theo hướng có lợi cho quyền lợi của họ, hợp thức hóa hàng loạt dự án đã "lỡ ăn theo" mà cơ quan quản lý không thể đình lại được. Sự việc này cho tới nay đúng sai thế nào thì chưa biết, chỉ có điều dư luận vẫn là dư luận, còn trong thực tế Trục Hồ Tây - Ba Vì đã được thông qua.
Sau khi bản quy hoạch Hà Nội được thông qua, lại xuất hiện một luồng dư luận khác: hơn 200 dự án nằm trong khu vực vành đai Hà Tây cũ sẽ được "tháo gỡ" và còn có thể giúp hâm nóng lại thị trường BĐS Hà Nội vốn đang bị "bức tử" do mặt bằng giá quá cao. Đáng chú ý, dư luận này lại xuất phát từ chính giới doanh nghiệp BĐS.
Cũng theo luồng dư luận này, đa phần trong số các dự án được "hợp thức hóa" là nhóm dự án nhỏ, quy mô nhỏ, nhưng có chủ đầu tư lại là gương mặt đã từng chi phối con sóng đầu cơ thị trường nhà đất Hà Nội từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011.
Xin hãy liên hệ hình ảnh "dự án nhỏ" trên với hai phương án hành chính hóa việc thu hồi đất do Tổng cục Quản lý đất đai nêu. Theo diễn giải của cơ quan này, có thể hiểu một trong những lý do cho đề xuất hai phương án trên là tạo ra sự bình đẳng giữa chủ đầu tư các dự án lớn (được nhà nước ra quyết định thu hồi) và dự án nhỏ (tự thỏa thuận).
Chính từ diễn giải của Tổng cục Quản lý đất đai, một thực tế và cũng là một sự thật đã tồn tại nhiều năm qua được mặc nhiên thừa nhận: dự án càng có được nhiều "hậu thuẫn" về thu hồi đất bằng biện pháp hành chính (hay còn gọi là "cưỡng chế di dời") của chính quyền địa phương thì càng "tiết kiệm" được chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kèm theo đó tiến độ triển khai dự án cũng nhanh hơn, quay vòng vốn tốt hơn; còn những dự án của chủ đầu tư nhỏ, do thiếu đẳng cấp về "quan hệ ngoại giao" nên thường không được ưu ái hỗ trợ bằng biện pháp hành chính thu hồi đất, do vậy chủ đầu tư thường phải tự thỏa thuận giá bồi thường với người sử dụng đất, mất nhiều thời gian lẫn tốn kém chi phí.
VEF